23.Đuôi từ ‘-아(어/여) 보다’
Nghĩa gốc của ‘보다’ là “xem, nhìn thấy”.’ Đuôi từ ‘-아(어/여)보다’ được dùng để chuyển tải ý nghĩa ‘thử làm một việc gì đó’.
Ví dụ :
이 구두를 신어 보세요. Hãy mang thử đôi giày này xem.
전화해 보세요. Hãy thử gọi điện thoại xem.
여기서 기다려 보세요. Hãy thử đợi ở đây xem.
- Khi dùng với thì quá khứ. nó có thể được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đó
저는 한국에 가 봤어요. Tôi đã từng đến Hàn Quốc rồi.
저는 멜라니를 만나 봤어요. Tôi đã từng gặp Melanie rồi.
24. Đuôi từ ‘-아/어/여 보이다’ : có vẻ…
Đuôi từ này thường đi với tính từ để diễn tả ý nghĩa “có vẻ như…”. Thì quá khứ của đuôi từ này là ‘-아/어/여 보였다.’
-아 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm ‘아/오’
옷이 작아 보여요. Cái áo trông hơi nhỏ.
-어 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm ‘어/우/으/이’
한국음식이 맛있어 보여요. Thức ăn Hàn trông có vẻ ngon.
-여 보이다 được dùng sau động từ có đuôi ‘-하다’
그분이 행복해 보여요. Anh ấy trông hạnh phúc quá.
25.Trợ từ ‘-보다’ : có nghĩa là “hơn so với”
Trợ từ so sánh ‘-보다’ (hơn so với) được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với ‘-더’ (hơn)’.
한국말이 영어보다 (더) 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn tiếng Anh.
개가 고양이보다 (더) 커요. Chó to hơn mèo.
오늘은 어제보다 (더) 시원해요. HÔm nay mát mẻ hơn hôm qua.
- Khi sử dụng ‘더’ mà không có 보다 :.
이게 더 좋아요. Cái này tốt hơn.
한국말이 더 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn.
나는 사과가 더 좋아요. Tôi thích táo hơn.
26. 제일/가장 : nhất
Đây là trạng từ so sánh nhất, ‘가장/제일’ thường được dùng trước tính từ, định từ, định ngữ hoặc trạng từ khác.
그게 제일 예뻐요. Cái đó đẹp nhất.
이게 제일 작은 연필이에요. Đây là cây bút chì nhỏ nhất.
그분이 제일 잘 가르쳐요. Ông ấy dạy giỏi nhất.
안나가 제일 커요. Anna to con nhất.
27. Đuôi từ ‘-(으)ㄹ 거예요’ : sẽ, chắc là
Đuôi từ này được dùng với chủ ngữ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 để diễn tả một hành động trong tương lai.
(1) Dùng -ㄹ 거예요 nếu gốc động từ không có patchim.
안나씨, 내일 뭐 할 거예요? Anna, bạn sẽ làm gì vào ngày mai?
저는 내일 이사를 할 거예요. Ngày mai tôi sẽ chuyển nhà.
(2) Dùng -을 거예요 nếu gốc động từ có patchim.
지금 점심 먹을 거예요? Bây giờ bạn sẽ ăn trưa à?
아니오, 30분 후에 먹을 거예요. không, tôi sẽ ăn sau 30 phút nữa.
Nếu chủ ngữ là đại từ ngôi thứ 3 thì đuôi từ này thể hiện nghĩa tiên đoán 1 việc có thể sẽ xảy ra.
28. Trợ từ ‘-까지’ : đến tận
Trợ từ ‘-까지’ gắn vào sau danh từ nơi chốn hoặc thời gian để chỉ đích đến hoặc điểm thời gian của hành động.
어디까지 가세요? Anh đi đến đâu?
시청까지 가요. Tôi đi đến toà thị chính.
아홉시까지 오세요. Hãy đến đây lúc 9h nhé (tối đa 9h là phải có mặt).
29. Trợ từ ‘-부터’ : từ (khi, dùng cho thời gian), từ một việc nào đó trước
Trợ từ ‘-부터’ dùng để chỉ điểm thời gian bắt đầu một hành động, hoặc để chỉ một sự việc được bắt đầu trước.
Để chỉ nơi chốn xuất phát người ta dùng trợ từ ‘-에서’.
9시부터 12시까지 한국어를 공부해요. Tôi học tiếng Hàn từ 9h đến 12h.
몇 시부터 수업을 시작해요? Lớp học bắt đầu từ lúc mấy giờ?
이것부터 하세요. Hãy làm (từ ) cái này trước.
여기부터 읽으세요. Hãy đọc từ đây.
30. Trợ từ ‘-에서’ : từ, ở tại
Trợ từ ‘-에서’ được gắn vào sau một danh từ chỉ nơi chốn để chỉ nơi xuất phát của một chuyển động.
안나는 호주에서 왔어요. Anna đến từ nước Úc.
LA에서 New York 까지 멀어요? Từ LA đến New York có xa không?
Chúng ta đã từng học về trợ từ ‘-에서’ này, với ý nghĩa “ở tại” là dùng để chỉ ra nơi diễn rra một hành động, một sự việc nào đó. Thử xem ví dụ
서강 대학교에서 공부해요. Tôi học tại trường Đại học Sogang.
한국식당에서 한국 음식을 먹어요. Tôi ăn thức ăn Hàn tại quán ăn Hàn Quốc.
31. Lối nói ngang hàng
Chúng ta đã học hình thức kết thúc câu tôn kính, lịch sự ở những bài trước. Hôm nay chúng ta sẽ học lối nói ngang hàng (반말) để sử dụng khi nói chuyện giữa những người bạn thân thiết thật sự, nói với trẻ con và với người trong giao tiếp mà chúng ta không tôn trọng.
Có nhiều cách biểu hiện lối nói ngang hàng
31.1. Cách đơn giản nhất là lược bỏ 요 trong đuôi từ ‘-아/어/여요’ ‘-아/어/여’.
어디 가요? —-> 어디 가? ?
학교에 가요. —-> 학교에 가. I’m going to home.
빨리 가(세)요 —-> 빨리 가 ! Go quickly!
갑시다!—->가 ! Let’s go.
Cả 4 câu trên đều cùng một hình kết thúc câu nhưng ý nghĩa của nó sẽ khác đi qua ngữ điệu.
Nếu vị ngữ có cấu trúc ‘Danh từ + -이다’, thì ta sẽ sử dụng đuôi ‘-야’.
이름이 뭐예요? —-> 이름이 뭐야?
저게 사탕입니까? —-> 저게 사탕이야?
31.2. Có 2 hình thức đuôi kết thúc câu có thể được sử dụng cho câu nghi vấn ‘-니’ và ‘아/어/여’.
어디 가? —-> 어디 가니?
밥 먹었어? —-> 밥 먹었니?
언제 갈 거예요? —-> 언제 갈 거니?
31.3. Trong dạng câu đề nghị, người ta thường sử dụng đuôi ‘-자’ hơn là đuôi ‘아/어/여’.
수영하러 가자 ! Mình đi bơi đi.
이따가 12시쯤에 만나자 ! Lát nữa chúng ta gặp nhau vào khoảng 12 giờ nhé.
오늘 저녁에 만나자 ! Tối nay gặp nhau nhé.
술 한 잔 하러 가자 ! Đi nhậu đi.
31.4. Dạng mệnh lệnh thường dùng đuôi ‘ 아/어/여라’ . Tuy nhiên, nó được sử dụng hạn chế, thường là dùng với ngữ điệu ra lệnh nhưng có ý thách thức. Thường được dùng giữa những người bạn rất thân.
조용히 해라 ->조용히 해 ! Im lặng !
나가라 -> 나가 ! Đi ra!
빨리 와라 -> 빨리 와 ! Đến đây ngay !
나한테 던져라 -> 나한테 던져 ! Ném nó cho tôi !
32. Bất quy tắc ‘-ㄷ’
Phụ âm kết thúc ‘-ㄷ’ trong một gốc động từ, tính từ sẽ đổi thành ‘-ㄹ’ khi âm chứa nó đứng trước 1 nguyên âm, nhưng vẫn giữ nguyên dạng ‘-ㄷ’ khi sau âm chứa nó là phụ âm.
듣다(nghe): 듣 + 어요 —> 들어요.
묻다(hỏi): 묻 + 어 보다 —> 물어 보다.
걷다(đi bộ): 걷 + 었어요 —> 걸었어요.
저는 지금 음악을 들어요. Tôi đang nghe nhạc
잘 모르면 저한테 물어 보세요. Nếu bạn không biết rõ thì cứ hỏi tôi nhé.
어제는 많이 걸었어요. Hôm qua tôi đã đi bộ rất nhiều.
저한테 묻지 마세요.! Đừng hỏi tôi.
Nhưng có một số từ không theo quy tắc này, ví dụ ‘닫다’ (đóng (cửa)), ‘받다’ (nhận) ‘믿다’ (tin tưởng).
문을 닫아 주세요. Làm ơn đóng dùm tôi cái cửa.
어제 친구한테서 편지를 받았어요. Tôi đã nhận thư của bạn tôi.
33. Bất quy tắc ‘-ㅂ’
Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ‘-ㅂ’ thuộc dạng bất quy tắc này. Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ‘-ㅂ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ‘-ㅂ’ đi, thêm ‘우’ vào gốc động từ đó. Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi ‘아/어/여’ , ‘아/어/여서’ hoặc ‘ 아/어/여요’ ta luôn kết hợp theo trường hợp ‘-어’ , ‘어서’ , ‘어요’ ngoại trừ một số động từ như ‘돕다’ và ‘곱다’.
Khi gốc động từ có ‘-ㅂ’ mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi.
즐겁다 (vui) 즐거우 + 어요 -> 즐거우어요 -> 즐거워요
(dạng rút gọn)
반갑다 (vui vẻ) 반가우 + 어요 -> 반가우어요 -> 반가워요.
춥다 (lạnh) 추우 + 었어요 -> 추우었어요 -> 추웠어요.
어렵다 (khó) 어려우 + ㄹ거예요 -> 어려울 거예요.
덥다 (nóng) 더우 + 어 보여요 -> 더우어 보여요 -> 더워 보여요.
돕다 (giúp đỡ) 도우 + 아요 -> 도우아요 -> 도와요.
곱다 (đẹp, tốt, mịn, ân cần) 고우 + 아요 -> 고우아요 -> 고와요.
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét